Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, hãy đọc bài viết này và lưu ý những lỗi thường gặp khi quản lý doanh nghệp của mình. Dưới đây là 10 lỗi phổ biến nhất trong công tác quản lý kinh doanh của doanh nghiệp mà Cổng truyền thông Chống hàng giả Việt Nam chỉ ra cho các CEO, chủ doanh nghiệp.
Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn sự thành công nhưng có một sự thật đáng buồn là hầu hết những doanh nghiệp khởi nghiệp đều chỉ có thể tồn tại trong hai năm đầu, số lượng doanh nghiệp có thể thành công các tiếp bước sau đó thì rất ít. Và một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại này đó chính là người chủ doanh nghiệp quá nghèo nàn về những kỹ năng lãnh đạo.
Bạn có thể bắt đầu một cách độc đáo với các ý tưởng giá trị, sở hữu một đội ngũ nhân viên tài năng, thậm chí là có cả những kế hoạch tốt nhất nhưng mọi thứ rất có thể sẽ hoàn toàn không thể như mong đợi chỉ đơn giản bởi vì bạn không có đủ kỹ năng lãnh đạo và làm mọi thứ rối tung lên thay vì điều chỉnh chúng theo một hướng tích cực.
Trong kinh doanh, một kết thúc thảm khốc có thể xảy ra cho bất kỳ ai, và không tuân theo bất cứ một quy luật cố định nào, sự canh tranh tăng mạnh, thương lượng thất bại… Nhưng rất hiếm khi nào kết quả này được nhìn nhận là phát xuất từ sự thất bại trong tổ chức và lãnh đạo của chủ doanh nghiệp. Thực tế có rất nhiều vấn đề tiềm ẩn khiến cho việc kinh doanh của bạn bị trì trệ, không thành công mà ít khi bạn lưu ý. Sau đây là danh sách 10 điều sai lầm phổ biến mà các lãnh đạo doanh nghiệp hay mắc phải khiến cho việc kinh doanh của họ không được như mong đợi.
Mục lục
1.Tập trung quá nhiều thứ và một lần
Hầu hết những người lãnh đạo doanh nghiệp đều rất sôi nổi, hăng say và có một sự thật đó là họ thường ở trong tình trạng quá tải. Ở cương vị của một vị lãnh đao, bạn ôm đồm cùng lúc nhiều vai trò khác nhau, chịu trách nhiệm cho nhiều hoạt động bao gồm cả việc nghĩ đến các ý tưởng mới mỗi ngày. Tuy nhiên khi bạn làm điều này cũng đồng nghĩa với việc thời gian trở nên eo hẹp hơn cho các thứ ưu tiên trước hết, hay những vấn đề quan trọng hơn có ảnh hưởng đến sự phát triển cùa công ty. Bạn không nên làm quá nhiều thứ cùng lúc mà nên chia sẽ chúng cho những người khác nếu như không muốn những nỗ lực của bạn có kết quả không như mong đợi, hãy chỉ nên tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng có ý nghĩa giúp cho doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh hơn thay vì quản lý thêm những thứ nhỏ nhặt khác.
2. Duy trì việc tập trung vào một thứ duy nhất
Điều này thì lại hoàn toàn trái ngược với thói quen trên và sau khi đọc thói quen đầu tiên có thể nhiều người sẽ nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu như mình chỉ làm hay tập trung vào một thứ duy nhất thôi và chỉ chịu trách nhiệm cho mỗi việc đó mà thôi. Đây là lý luận sai lầm, nếu như bạn chỉ tập trung vào một vai trò duy nhất và xao nhãng không quan tâm đến những yếu tố khác bạn sẽ khiến cho doanh nghiệp của mình mau sụp đổ. Lời khuyên ở đây là bạn chỉ nên tập trung vào những vai trò chính quan trọng chính ở doanh nghiệp, nhưng đồng thời bạn cần phải kiểm soát được mọi thứ một cách tổng quát thông qua những người đứng đầu. Ví dụ như bạn đưa ra một kế hoạch phát triển hoàn hảo cho một tháng, còn cách thực hiện chúng thế nào cho hiệu quả bạn là nhiệm vụ cấp dưới của bạn, bạn chỉ nắm tình hình chung mà thôi!
3. Trì hoàn việc xây dựng nên hệ thống chung cho các quá trình
Hầu hết khi mới bắt đầu phát triển, các doanh nghiệp thường rất e ngại việc thư giãn hay nghỉ ngợi, tất cả thường chỉ tập trung vào một điều duy nhất là làm việc một cách chăm chỉ và căng thẳng, tuy nhiên mọi thứ chỉ trở nên hiệu quả hơn nếu như bạn xây dựng được một hệ thống chỉnh chu quy trình làm việc giúp mọi việc diễn ra tốt hơn, chuyên nghiệp hơn. Chẳng hạn như quy trình chăm sóc khách hàng, cách cư xử đối với mỗi cấp bậc cho các vị trí trong công ty… Việc này sẽ đảm bảo công ty của bạn sẽ vận hành một cách thống nhất và hoàn thiện, tạo điều kiện cho sự phát triển vững mạnh ổn định hơn.
4. Hứa hẹn quá mức
Một trong những sai lầm mà hầu hết các doanh nghiệp khi khởi đầu đều mắc phải đó là khi bạn nhồi nhét vào mình suy nghĩ lệch lạc rằng: Nếu như bạn muốn có một cơ hội để giành được những khách hàng tốt nhất, bạn phải gây ấn tượng với họ bằng cách uốn éo sự thật và phóng đại khả năng của mình, có như vậy họ mới tin và bạn sẽ có được họ. Đây là suy nghĩ có thể nói sai lầm phổ biến nhất và nguy hại nhất.
Những hứa hẹn quá mức chỉ có giúp bạn giải quyết được vấn đề của mình trong một thời gian ngắn mà thôi, và nó sẽ khiến bạn gặp nhiều rắc rối lớn hơn trong thời gian dài sau đó. Cách khôn ngoan nhất là hãy hứa thấp hơn, và sau đó thì mang đến nhiều giá trị hơn. Bạn sẽ có thể có được nhiều khách hàng trung thành, giữ chân được họ và phát triển ngày càng lớn mạnh hơn.
5. Không chấp nhận các rủi ro
Chấp nhận các rủi ro là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn có thể thành công trong kinh doanh. Khi xây dựng một doanh nghiệp bạn không nên chỉ dừng ở việc nghĩ đến những rủi ro mà mình sẽ gặp phải mà nghĩ cách đối phó nếu như nó xảy ra. Sự dự phòng rủi ro không bao giờ là thừa cả. Các công ty lớn thường không thành công khi họ chỉ ở trong phạm vi an toàn như bạn vẫn nghĩ. Họ luôn luôn trải nghiêm mọi thứ mới mẻ khác nhau, thêm vào các dịch vụ mới,….sau cho hiệu quả hơn cho người dùng. Đừng giới hạn bản thân bạn và ngăn cản sự phát triển doanh nghiệp chỉ vì e ngại các rủi ro. Không có bất cứ điều gì là chắc chắn, bạn hãy chấp rủi ro và tìm giải pháp để đối mặt mới là cách tốt nhất. Đôi khi chính những rủi ro sẽ giúp bạn thành công hơn lớn mạnh hơn.
6.Thất bại trong việc ủy quyền công việc cho người khác
Đây là một thử thách mà hầu hết các lãnh đạo doanh nghiệp đều trải qua, khi doanh nghiệp của bạn mới đầu, bạn thường sẽ có khuynh hướng bám chặt vào mọi việc từ lớn đến nhỏ ở công ty và muốn có thể làm hoàn hảo hết tất cả mọi thứ. Bạn cần phải hiều rằng bạn không thể cứ làm như vậy mãi, như vậy bạn khó có thể tránh được việc sai sót, bạn hãy nhìn nhận rằng bản thân của mình cũng là một con người do đó hãy học cách ủy quyền công việc cho người khác. Một nhóm người thì sẽ làm việc hiệu quả hơn so với một người.
7. Quản lý vi mô
Nói đến vấn đề quản lý nhóm, nhiều lãnh đạo thường bị dính mắc vào việc quản lý vi mô các nhân viên của họ. Tin tôi đi quản lý vi mô chỉ mang đến cho bạn những kết quả không hay chút nào, nó khiến người khác cảm thấy khó chịu vì bạn không tin tưởng họ và thứ hai là quấy rầy thời gian làm việc của họ. Điều này cũng giống như việc bạn kiểm tra lượng traffic trên website của bạn mỗi ngày, thực chất nó không giúp bạn có thể nhìn được những xu hướng lâu dài.
8. Chỉ phản ứng lại thay vì chủ động
Đây là lối suy nghĩ / thói quen mà bạn có thể tự giết chết doanh nghiệp của mình bởi những thảm họa mà bạn đã vô tình cho phép chúng đến với mình. Hầu hết các doanh nghiệp thường có sai lầm đó là chỉ phản ứng lại khi có một thử thách nào đó xảy ra thay vì chủ động dự đoán đề phòng chúng và đề ra phương pháp xử lý chúng . Các doanh nghiệp chủ động hơn thường nhìn thấy được nhiều cơ hội tiềm năng ẩn trong các thử thách, vì thế họ hoàn toàn có thể dễ dàng vượt qua chúng một cách dễ dàng và thậm chí còn nhân đó biến rủi ro thành cơ hội, trở nên thành công hơn.
9. Lo lắng quá nhiều về tiền bạc
Phải, tiền rất quan trọng, nếu như bạn xao nhãng dòng tiền luân chuyển và lợi nhuận, công ty của bạn có thể bị sụp đổ. Tuy nhiên, tiền không nên chỉ là đối tượng mục tiêu duy nhất của bạn. Thay vao đó bạn nên tập trung vào việc làm thế nào có thể làm cho sản phẩm của bạn trở nên tốt hơn có thể. Tập trung vào việc làm sao để có thể truyền cảm hứng được cho đội, nhóm, nhân viên của công ty mình. Tập trung vào mục tiêu lý tưởng mà bạn theo đuổi trong cuộc sống….
10. Không bao giờ nghĩ đến việc nghỉ ngơi, thư giãn.
Đây là một điều đã quá cũ nhưng vẫn luôn thường gặp ở nhiều vị lãnh đạo doanh nghiệp. Họ thường là những người tham công tiếc việc. Lúc nào họ cũng nhìn thấy có nhiều thứ hơn phải làm. Và họ ôm tất cả mọi thứ từ việc lớn đến việc nhỏ. Đây là điều không nên chút nào, bạn chỉ nên giới hạn chúng trong những công việc quan trọng mà thôi, chứ không nên qua tiểu tiết. Làm việc chăm chỉ thường xuyên mọi lúc mọi thời gian sẽ khiến cho cơ thể và tinh thần của bạn bị mệt mỏi và sức khỏe bị giảm sút.
Muốn có những quyết định đúng đắn và có thể có được những cơ hội tốt hơn, bạn cần phải thật tỉnh táo và sáng suốt khi quyết định mà nó thì đòi hỏi bạn cần phải có một sức khỏe thật tốt mới có thể đi đường dài.