Một CEO khởi nghiệp đã chia sẻ với Entrepreneur về quyết định của anh ấy. Anh ta đã có được 1 triệu đô trong ngân hàng như mình muốn và anh quyết định đóng cửa công ty của mình. Thoạt nghe ai cũng nghĩ rằng anh ta thật điện khùng, nhưng thật sự thì không hẳn là như vậy. Anh ấy đã thiết lập cho mình một dấu mốc quan trọng trên con đường khởi nghiệp của mình và đã thất bại để có thể hoàn thành được nó, chính vì thế mà anh ấy đã quyết định kết thúc, mục đích là để cứu tất cả khỏi việc có thể lãng phí hàng triệu đô và thêm vào các nguồn đầu tư mới. Chúng tôi đã rất ấn tượng với quyết định này của anh ta đặc biệt là cách ứng xử của anh khi kết thúc!
Nhiều chuyên gia đã đưa ra một nhận định rằng những trải nghiệm tốt nhất mà một CEO có được đó chính quãng thời gian mà họ gặp những điều tồi tệ nhất ở công ty của mình. Khi ấy họ sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và một câu hỏi đặt ra đó là nếu như kết thúc, họ nên kết thúc như thế nào cho khéo léo và “đẹp” trong mắt tất cả mọi người? Sau đây là 3 mẹo nhỏ có thể giúp bạn làm tốt việc kết thúc của mình.
Mục lục
1. Trung thực
Không có bất cứ điều gì khiến cho các nhà đầu tư cảm thấy lo lắng hơn đó chính là CEO của công ty lại là người quá lạc quan đến mức cô ta/ anh ta từ chối việc nhận ra tất cả những khó khăn của con đường phía trước. Đừng chờ đợi những tin tốt để chia sẻ mà hãy chia sẽ mọi tin tức tình hình thường xuyên hơn cho họ, sự phát triển công ty, tăng giảm các con số,… thậm chí là chi phí. Điều này sẽ khiến cho các nhà đầu tư có thể nắm rõ tình hình hơn và có sự chuẩn bị từ trước thay vì đợi nước tới chân mới thông báo. Sự ngạc nhiên mà bạn mang đến sẽ chỉ khiến người khác khó chịu và không giữ lại được bất cứ ấn tượng tốt đẹp nào.
2. Lên kế hoạch
Các mối quan hệ trong công ty thường khá nhạy cảm và sự khắn khít lâu ngày có thể dẫn đến xúc động mạnh, vì thế bạn hãy bỏ bên ngoài sự ngang bằng lúc này, và thiết lập cho mình một kế hoạch hoàn hảo để rời khỏi. Chấp nhận sự thật và bình tĩnh giải quyết mọi thứ trước khi thúc, đặc biệt là các vấn đề lương, thu nhập,…Sau đó bạn hãy chia sẻ chúng với nhóm, hay nhân viên của mình, kết đến là các nhà đầu tư. Đây là trách nhiệm cần phải hoàn thành! Và nó sẽ khiến nhà đầu tư vẫn nhớ về cách nghĩ chu đáo của bạn.
3. Tính toán và sắp xếp
Việc kết thúc vị trí CEO hay một doanh nghiệp không phải là một chuyện nhỏ. Ngoài việc chia sẻ kế hoạch kết thúc của mình, dù bạn có cảm thấy khó chịu trong lòng thế nào đi nữa thì cũng cần phải phải cư xử đúng mực với tất cả mọi người, tỏ ra biết ơn với những người đã cho bạn vay mượn, những người đầu tư và cả khách hàng của mình. Và hãy chắc chắn rằng mọi việc đã được thu xếp thật ổn thỏa trước khi bạn rời khỏi, bạn cần phải nghĩ đến những khó khăn mà người khác sẽ bị ảnh hưởng và tìm cách giải quyết chúng. Có thể bạn thất bại khi hoàn thành mục tiêu của mình, nhưng thái độ và ý thức trách nhiệm của bạn sẽ giúp bạn giữ được những ấn tượng tốt với tất cả mọi người, đặc biệt là những nhà đầu tư.
Còn bạn, nếu như việc kinh doanh của bạn thất bại, bạn sẽ xử lý như thế nào? Và hãy nhớ 1 điều, thất bại là mẹ thành công. Khi một cánh cửa đóng lại, một cánh cửa khác luôn luôn sẽ được mở ra…
Theo Sam Hogg/Entrepreneur
Nguồn: CHG.VN